Tiểu sử ban đầu U_Thant

U Thant khi còn là sinh viên Đại học Rangoon năm 1927.

Thant là con cả trong bốn anh em, ông sinh tại Pantanaw, Miến Điện thuộc Anh trong một gia đình địa chủ và buôn gạo tương đối giàu có. Cha của ông là Po Hnit từng theo học tại Calcutta, Po Hnit là người duy nhất trong thị trấn có thể giao thiệp tốt bằng tiếng Anh.[2] Po Hnit là thành viên sáng lập của Hội Nghiên cứu Miến Điện, và giúp thành lập báo The Sun (Thuriya) tại Rangoon.[2][3] Mặc dù các thành viên trong gia đình ông thuộc dân tộc Miến và tôn sùng Phật giáo, song cha của Thant, theo lời Thant Myint-U (cháu ngoại của U Thant), có tổ tiên xa là "những người đến từ cả Ấn Độ và Trung Quốc, tín đồ Phật giáo và Hồi giáo, cũng như người Shanngười Mon".[4] Po Hnit hy vọng rằng cả bốn người con trai của mình đều có bằng đại học.[5] Những người con trai khác là Khant, Thaung, và Tin Maung trở thành các chính trị gia và học giả.[3]

Po Hnit thu thập được một thư viện cá nhân gồm nhiều sách của Mỹ và Anh, và tạo thói quen đọc sách cho các con. Do đó, Thant trở thành một người mê đọc sách và bạn cùng trường gán biệt danh cho ông là "nhà triết học".[6] Ngoài đọc sách, ông còn tham gia nhiều môn thể thao như đi bộ đường dài, bơi, và chơi Chinlone.[7] Ông theo học tại Trường trung học Quốc gia tại Pantanaw. Năm 11 tuổi, Thant tham gia bãi khóa chống Đạo luật Đại học 1920. Ông có ước muốn trở thành một ký giả và khiến gia đình ngạc nhiên khi viết một bài cho tạp chí Union of Burma Boy Scouts (Liên hiệp nam hướng đạo sinh Miến Điện). Năm ông 14 tuổi, cha ông qua đời và một loạt tranh chấp thừa kế khiến cho mẹ của Thant là Nan Thaung cùng bốn người con lâm vào thời kỳ khó khăn về tài chính.[8]

Sau khi cha qua đời, Thant tin rằng bản thân không thể lấy bằng cử nhân bốn năm và thay vào đó ông theo học hai năm lấy chứng chỉ sư phạm tại Đại học Rangoon vào năm 1926. Do là con cả, ông phải hoàn thành các nghĩa vụ làm con của mình và chịu trách nhiệm với gia đình. Tại đại học, Thant cùng với thủ tướng tương lai là Nu theo học lịch sử do D. G. E. Hall giảng dạy. Nu được một người họ hàng xa của cả hai nhờ chăm sóc cho Thant, và hai người sớm trở thành bạn thân.[9] Thant được bầu làm đồng thư ký của Hiệp hội triết học tại đại học và thư ký của Hội Văn chương và Tranh luận.[10] Tại Rangoon, Thant gặp J.S. Furnivall, người thành lập Câu lạc bộ Sách Miến Điện và tạp chí The World of Books- nơi Thant thường xuyên đóng góp. Furnivall thuyết phục Thant hoàn thành khóa đại học bốn năm và tham gia phục vụ công vụ song Thant từ chối.[11] Sau khi có chứng chỉ, ông trở lại Pantanaw để giảng dạy tại Trường trung học Quốc gia với thân phận giáo viên cấp cao vào năm 1928. Ông thường xuyên tiếp xúc với Furnivall và Nu, viết bài và tham gia các cuộc thi dịch thuật của The World of Books.[12]

Năm 1931, Thant giành giải nhất kỳ Khảo thí giáo viên toàn Miến Điện và trở thành hiệu trưởng ở tuổi 25.[13][14] Thant thường xuyên đóng góp cho một số báo chí dưới bút danh "Thilawa" và dịch một số sách, trong đó có một cuốn về Hội Quốc Liên.[15] Những người có ảnh hưởng lớn đến ông là chính trị gia Công đảng Anh Stafford Cripps, Tôn Trung SơnMahatma Gandhi.[6] Trong thời gian căng thẳng chính trị tại Miến Điện, Thant giữ quan điểm ôn hòa giữa chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành và trung thành với Anh.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: U_Thant http://data.rero.ch/02-A000161624 http://www.asiantribune.com/?q=node/118 http://www.nationsencyclopedia.com/%E2%80%A6/The-S... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html%E2%80%A... http://www.nytimes.com/1996/10/06/nyregion/fyi-652... http://www.nytimes.com/books/97/10/19/home/crisis-... http://www.upi.com/%E2%80%A6/1962-Elections,-Oth%E... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://www.iccrindia.net/jnawardlist.html